Làm thế nào để kiểm tra mã vạch đúng cách?

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là uc

Sau khi tạo được mã vạch cho riêng doanh nghiệp mình, thì điều cần thiết là bạn cần kiểm tra mã vạch. Điều đó là bởi vì thử nghiệm – hay chính xác hơn là xác minh - là cách duy nhất để đảm bảo máy quét của bạn có thể đọc được mã vạch.

Điều gì xảy ra nếu mã vạch không thể đọc được? Khi đó dù là nhân viên trong kho hay tại quầy tính tiền thì điều họ cần làm là nhập thông tin thủ công. Điều này rất tốn thời gian và có thể gây ra sai sót.

Dưới đây là quy trình kiểm tra mã vạch 6 bước mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tiết kiệm thời gian và giảm sai sót.

1. Biết các ký hiệu và tiêu chuẩn mã vạch: Để có được một trình xác minh phù hợp, bạn cần hiểu bạn đang thử nghiệm kí hiệu mã vạch nào, ví dụ như mã QR hay mã UPC. Bạn cũng cần phải biết những tiêu chuẩn của mã vạch đó là gì, điển hình là các tiêu chuẩn GS1 hoặc ISO như ISO 15416.

Hầu hết các mã vạch ngày nay là 1D, chẳng hạn như các mã vạch được tìm thấy trên các sản phẩm tiêu dùng. Tuy vậy ngày càng có nhiều ứng dụng cho mã vạch 2D vậy nên việc có được một máy xác minh mã vạch có khả năng hoạt động trên cả mã 1D và 2D hiện nay là hoàn toàn có thể.

2. Sở hữu một máy xác minh mã vạch: Để kiểm tra mã vạch, bạn cần một trình xác minh mã vạch. Chỉ riêng phần mềm là không đủ. Đó là vì các thiết bị hàng ngày như máy tính và điện thoại thông minh không có hệ thống quang học cao cấp và các phép đo hiệu chuẩn cần thiết để phân loại chính xác. Chỉ các máy xác minh mới có hệ thống quang học cần thiết và cho kết quả tiêu chuẩn.

3. Tạo hệ thống kiểm tra mã vạch: Tiếp theo, bạn cần đặt một hệ thống để kiểm tra mã vạch. Hệ thống này cần trở thành một phần của quy trình vận hành tiêu chuẩn của bạn. Điều này có nghĩa bạn cần xác minh mã vạch một cách thường xuyên và có hành động khắc phục nếu mã vạch của bạn không đạt tiêu chuẩn, hay nói cách khác, là chẩn đoán nguyên nhân thất bại và điều chỉnh lại quy trình in đúng hướng.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là uc

4. Kiểm tra mã vạch khi in: Thời điểm để bạn kiểm tra mã vạch đó là trong khi in, hay thậm chí là trước khi in vì các lỗi trước khi in có thể không sửa được một khi đã bước vào giai đoạn in mã vạch. Ví dụ, bao bì tiêu dùng thường được in trên màng film ở tốc độ rất cao. Việc xác minh mã vạch nên diễn ra ở chỗ mà bao bì được in thay vì nơi sản phẩm được đóng gói. Một máy xác minh di động được khuyến khích cho ứng dụng này.

5. Kiểm tra mẫu mã vạch liên tục hoặc ngẫu nhiên: Bạn cần xác định xem kiểm tra mẫu liên tục hay mẫu ngẫu nhiên là tốt nhất cho bạn. Hầu hết việc kiểm tra mã vạch được thực hiện trên cơ sở lấy mẫu, trong đó các mã được kiểm tra định kỳ theo mức tăng được định trước. Ví dụ, bao bì tiêu dùng cứ sau 20 phút hoặc tối đa 90 phút thì được kiểm tra 1 lần.

local_phone arrow_upward