Tin mới
7 lý do tại sao mã vạch của bạn có thể không đọc được
Có nhiều lý do lý giải cho việc mã vạch không đọc được, nhưng thường là do 2 lí do chính: in kém và chất lượng dữ liệu kém. Lỗi do in kém dễ phát hiện hơn vì những lỗi này thường hiển thị trước mắt, nhưng lỗi dữ liệu khó phát hiện hơn. Bạn có thể cần phải trải qua tất cả các bước trong danh sách kiểm tra kiểm soát chất lượng mã vạch để tìm ra lỗi nằm ở đâu.
Dưới đây là 7 lỗi phổ biến nhất mà các công ty thường mắc phải với mã vạch.
1. Đặt mã vạch sai
Đảm bảo rằng mã vạch của bạn không được đặt trên cạnh cong hoặc góc và có đủ không gian trên bao bì. Bề mặt cong không thể được đọc dễ dàng bởi máy quét và không phải là nơi tốt để đặt mã vạch. Đảm bảo rằng các vùng trống (quiet zone) xung quanh mã vạch của bạn cũng phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Vùng ánh sáng bên trái và bên phải của mã vạch đóng một vai trò quan trọng trong khả năng đọc. Nói chung quan trọng đối với mã vạch tất cả về những dòng và không gian!
Xem thêm: 6 cách để tăng độ chính xác khi quét mã vạch
2. Kết hợp màu mã vạch không phù hợp
Máy quét chỉ có thể đọc mã vạch khi có các vạch tối được sử dụng trên nền sáng, tương phản. Máy quét mã vạch đo khoảng cách tương phản giữa các không gian bằng ánh sáng đỏ, do đó, điều quan trọng là sử dụng màu sắc tối đa hóa độ tương phản này. Kiểm tra xem màu mã vạch của bạn có tuân theo tiêu chuẩn GS1 không.
3. Bao bì sản phẩm mờ
Nếu màu của bao bì sản phẩm trong suốt hoặc mờ, điều này sẽ gây ra sự cố với độ tương phản màu và máy quét có thể không đọc được mã vạch.
4. Bao bì màu bạc hoặc bóng sáng
Bao bì sản phẩm màu bạc như lon nước giải khát có bề mặt sáng bóng thường có độ phản chiếu cao. Điều này có thể gây ra lỗi mã vạch.
5. Chất lượng in
Kiểm tra xem tất cả các dòng có rõ ràng và có thể nhìn thấy hay không và xem có bất kỳ đốm mực hoặc hư hỏng nào có thể xảy ra trong khi in không. Các thanh và khoảng trắng trong mã vạch có thể chịu được độ sai lệch nhất định về khoảng rộng, nhưng khi in vượt quá dung sai đó, quá trình quét mã vạch sẽ thất bại.
Xem thêm: 6 mẹo giúp máy in hoạt động hiệu quả
6. Độ chính xác của dữ liệu mã vạch
Cấu trúc mã vạch không chính xác là một lỗi liên quan đến chất lượng dữ liệu kém và thường khó phát hiện hơn. Hãy chắc chắn rằng hệ thống ký hiệu được xác định, sắp xếp và cấu trúc chính xác như các tiêu chuẩn đề xuất. Đôi khi thứ tự ngày và tháng trong một lĩnh vực có thể là sai lầm bạn đang tìm kiếm!
7. Tác động bên ngoài
Hãy để ý xem nhãn mã vạch của bạn có bị hư hỏng, nhăn hoặc bong tróc không? Có sự biến dạng hay bất cứ điều gì cản trở nhãn trên bao bì không? Đảm bảo rằng khi máy quét quét lên nhãn, không có vật thể nào chắn ngang làm cản trở quá trình quét.
Xem thêm: 6 điều bạn cần biết để áp dụng công nghệ mã vạch thành công
Nguồn: www.nicelabel.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.