6 điều bạn cần biết để áp dụng công nghệ mã vạch thành công

Bất kỳ doanh nghiệp chuỗi cung ứng hiện đại nào cũng biết rằng việc truy xuất nguồn gốc là cần thiết – để đảm bảo khả năng hiển thị, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và khi cần, có thể thực hiện quy trình thu hồi hàng hóa hiệu quả. Trong khi các phương pháp thu thập thông tin thủ công không hiệu quả và không chính xác vẫn đang được sử dụng bởi một số công ty, các hệ thống thu thập dữ liệu tự động có thể thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và lưu trữ thông tin tự động trong cơ sở dữ liệu máy tính để dễ dàng truy cập.

Xem thêm: Công nghệ mã vạch? Bạn còn chần chừ mà không triển khai ngay bây giờ?

Phương pháp truy xuất nguồn gốc phổ biến và  có giá cả phải chăng là mã vạch. Trong khi một hệ thống mã vạch làm cho việc theo dõi hàng tồn kho và khả năng hiển thị tài sản dễ dàng hơn nhiều, thì việc áp dụng hệ thống này có thể là một nhiệm vụ khó khăn hơn. Việc chuyển đổi từ phương pháp thủ công sang mã vạch buộc doanh nghiệp phải thiết lập lại toàn bộ quy trình thu thập dữ liệu của mình và nhờ các chuyên gia thực hiện tích hợp công nghệ mới. Tuy nhiên, lợi ích của hệ thống mã vạch thì vượt xa mọi vấn đề đau đầu có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu và cài đặt.

Dưới đây là 6 nguyên tắc cần ghi nhớ nếu doanh nghiệp của bạn chưa quen với mã vạch:

Biết tiêu chuẩn mã vạch ngành công nghiệp của bạn.

Trước khi xác định được kích thước mã vạch hoặc nơi bạn sẽ đặt chúng trên các sản phẩm của mình, hãy đảm bảo làm quen với các tiêu chuẩn của ngành. Thường có các quy định mà các doanh nghiệp phải tuân theo và bạn cần đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định này trước khi bạn bắt đầu thiết kế nhãn. GS1 là một tiêu chuẩn đầu tiên bạn cần chú ý. Lĩnh vực hoạt động cũng có thể quyết định mã vạch 1D hoặc 2D sẽ là tốt nhất cho mục đích sử dụng của bạn.

Biết môi trường mà mã vạch của bạn sẽ được quét.

Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà mã vạch có thể được quét trong nhiều môi trường khác nhau – từ kho hàng, trung tâm phân phối đến cửa hàng bán lẻ và các ứng dụng PoS (Point-of-Sale). Kích cỡ, loại và màu sắc mã vạch phù hợp được quyết định bởi môi trường nhất định. Biết nơi mã vạch của bạn sẽ được quét cho phép bạn thiết kế mã vạch tốt nhất có thể.

Vị trí đặt mã vạch

Hãy đảm bảo rằng mã vạch không bị che khuất hoặc bị hư hỏng. Các vị trí như nếp gấp, nắp và cạnh là kẻ thù đối với mã vạch. Tốc độ là một trong những lợi thế chính của hệ thống mã vạch, vì vậy bạn nên đặt nhãn mã vạch ở một vị trí dễ xác định và không bị cản trở. Nếu nhân viên phải tìm xem mã vạch nằm ở đâu hoặc làm phẳng nếp gấp để có được bản quét chính xác thì toàn bộ quy trình truy xuất nguồn gốc sẽ chậm lại, làm giảm hiệu quả hoạt động.

Kích thước và màu sắc ảnh hưởng đến khả năng đọc.

Kích thước và màu sắc của mã vạch của bạn được quyết định bởi lĩnh vực mà công ty bạn hoạt động, tuy nhiên cũng có lúc kích thước và màu sắc phụ thuộc vào yêu cầu tùy chỉnh. Kích thước là vô cùng quan trọng vì mã vạch cần phải được quét dễ dàng. Một mã vạch quá nhỏ đến mức khó quét sẽ làm tiêu tốn thời gian. Mặt khác, một mã vạch lớn không cần thiết là một sự lãng phí không gian. Tất cả phụ thuộc vào ngành công nghiệp mà công ty hoạt động, nơi và cách mà mã vạch sẽ được quét.

Mã vạch màu đen được in trên nhãn trắng là sự kết hợp màu mặc định cho mã vạch, vì khiến cho mã vạch dễ đọc. Tuy nhiên, nếu quy định của ngành công nghiệp cho phép, thì  vẫn có một số kết hợp màu sắc tiềm năng khác mà bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên, khả năng đọc là yếu tố quan trọng nhất, do đó, đừng chỉ chú tâm đến làm sao để có nhãn mã vạch độc đáo hoặc nhiều màu sắc mà quên đi khả năng đọc.

Tích hợp hệ thống mã vạch với bất kỳ công nghệ nào khác.

Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại phần mềm và công nghệ. Khi bạn triển khai hệ thống mã vạch, bạn cần chắc chắn rằng nó tương thích với các hệ thống và cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp. Cài đặt hệ thống mã vạch có thể sẽ yêu cầu bạn sửa đổi phần mềm hiện có, vì vậy trong quá trình thực hiện, bạn cần lường trước và ngăn chặn mọi sự cố có thể xảy ra. Một nhà cung cấp giải pháp mã vạch có kinh nghiệm có thể tích hợp một hệ thống thu thập dữ liệu tự động với những sự cố tối thiểu để đảm bảo việc cài đặt diễn ra trơn tru.

Biết loại máy in mã vạch nào sẽ cung cấp ROI (tỷ suất hoàn vốn) tốt nhất cho ứng dụng kinh doanh của bạn.

Máy in nhiệt (Thermal): Có hai loại máy in nhiệt – in nhiệt trực tiếp và in truyền nhiệt. Cả hai đều sử dụng nhiệt để truyền mực vào giấy. Loại máy in này đã được biết đến là cung cấp hình ảnh chất lượng cao và cực kỳ bền. Nhãn nhiệt trực tiếp có thời hạn sử dụng ngắn hơn nhãn truyền nhiệt; điều này có thể ảnh hưởng đến loại máy in nhiệt bạn chọn.

Máy in phun (inkjet): Những máy in này có thể tạo ra mã vạch có thể đọc được với tốc độ rất nhanh và hoàn hảo cho các dây chuyền sản xuất tốc độ cao. Giá thành lắp đặt thường khá cao và máy in phun cần bảo trì nhiều hơn so với máy in nhiệt.

Máy in ma trận chấm (dot matrix): Máy in ma trận chấm tạo ra mã vạch bằng cách in hàng trăm chấm nhỏ. Loại máy in này thường không tốn kém và có thể in mã vạch trên nhiều bề mặt. Tuy nhiên, máy in ma trận chấm chỉ in được nhãn có chất lượng thấp đến trung bình.

Xem thêm: 6 mẹo giúp máy in hoạt động hiệu quả

6 điều cần xem xét khi lựa chọn máy in mã vạch

Hãy chắc chắn rằng bạn nghiên cứu tổng chi phí sở hữu cho từng loại máy in. Dựa trên các tiêu chuẩn ngành công nghiệp, môi trường hoạt động và đầu ra của sản phẩm, bạn có thể phát hiện máy in mà ban đầu bạn nghĩ là phù hợp với nhu cầu của bạn thì thực sự lại làm tăng chi phí và thời gian chết.

Mặc dù mỗi doanh nghiệp cần có những điểm riêng biêt, nhưng điều quan trọng là cần ghi nhớ 6 nguyên tắc trên đây khi xem xét một hệ thống mã vạch cho các hoạt động của bạn. Việc cài đặt ban đầu sẽ yêu cầu sự nghiên cứu, phối hợp và làm việc – nhưng nếu bạn đặt thời gian và công sức vào kế hoạch ban đầu, việc chuyển đổi từ thủ công sang thu thập dữ liệu tự động sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và tạo ra tỷ suất hoàn vốn (ROI) đáng kể.

Nguồn: lowrysolutions.com

Người dịch: Leah Trinh

Bản quyền thuộc công ty Beetech.

local_phone arrow_upward