Khả năng giải mã mã vạch: Cách cải thiện chất lượng mã vạch

Flexo và Fat BarsDecodability là một trong những thông số ISO kiểm tra và phân loại mã vạch để xác định chất lượng mã vạch. Tại sao kiểm tra và phân loại mã vạch lại xác định được chất lượng? Điều này được thực hiện để đảm bảo mã vạch sẽ được giải mã thành công dù là sử dụng bất kỳ loại máy quét nào. Đó là lý do tại sao chất lượng mã vạch tuân theo tiêu chuẩn ISO là rất quan trọng.

Xem thêm: Những cập nhật gần đây về tiêu chuẩn ISO 15416 cho mã vạch tuyến tính

Khả năng giải mã là một trong những thông số ISO khó hiểu hơn, nhưng nó liên quan đến việc máy quét có thể giải mã mã vạch dễ dàng như thế nào. Nó cũng được định nghĩa là công cụ đo đạc sai số của mã vạch sau quá trình in. Sai số càng lớn, khả năng máy quét sẽ đọc thành công mã vạch càng nhỏ.

Khả năng giải mã kém có liên quan mật thiết đến đến không gian mã vạch không chính xác. Nếu trình xác minh của bạn báo cáo khả năng giải mã thấp, nguyên nhân phổ biến nhất thường là do các thanh mã có độ rộng trung bình lớn. Độ rộng của thanh mã trung bình được báo cáo là phần trăm của X, là chiều rộng của thanh hẹp. Trình xác minh cũng báo cáo dung sai độ rộng của thanh theo tỷ lệ phần trăm của X. Nếu độ rộng trung bình của thanh mã  gần bằng hoặc vượt quá mức dung sai cho phép, thì khả năng giải mã sẽ bị kém đi.

Nếu mã vạch đạt được sự thống nhất trên toàn bộ chiều rộng của nó, điều này có thể được điều chỉnh bằng cách áp dụng giảm chiều rộng thanh trong chương trình thiết kế hoặc quy trình chế tạo tấm (plate-making process). Độ tăng thanh trung bình có lẽ là mức giảm độ rộng thanh chính xác, giả sử các biến trước nhấn và khi nhấn đều giữ nguyên. Cũng cần lưu ý rằng có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh in cuối cùng. Tất cả các biến cần được xác định và kiểm soát chặt chẽ nhất có thể.

Khả năng giải mã thấp cũng có thể xảy ra kể cả khi mức tăng thanh trung bình không phải là một nguyên nhân. Ở đây nguyên nhân có thể liên quan đến mức tăng không đồng đều trên chiều rộng của mã vạch. Mặc dù mức tăng thanh trung bình có thể nằm trong phạm vi dung sai cho phép, nhưng mức tăng thanh thực tế có thể rất cao ở đầu này và rất thấp ở đầu kia: do đó mức tăng thanh trung bình tương đối nhỏ.

Xem thêm: 5 lý do hàng đầu dẫn đến đọc mã vạch thất bại

Một nguyên nhân khác của vấn đề giải mã là độ phân giải máy in không phù hợp. Nếu máy in không thể thực thi các lệnh nhận được từ phần mềm thiết kế, nó sẽ ảnh hưởng đến chiều rộng thanh và vị trí thanh và làm biến dạng mã vạch. Điều này thường xảy ra ở các vị trí riêng biệt, không xảy ra trên toàn bộ biểu tượng mã vạch. Khi điều này xảy ra, nó có thể làm cho biểu tượng mã vạch vi phạm các quy tắc thiết kế cho hệ thống ký hiệu đó và vượt quá độ rộng thanh hoặc dung sai vị trí, khiến khả năng giải mã bị kém đi.

Khi khả năng giải mã bị kém đi, bạn nên kiểm tra các thông số ISO khác. Nếu một số thông số khác cũng không đạt yêu cầu, có khả năng là mã vạch có những vấn đề khác nữa. Còn nếu chỉ có mình khả năng giải mã không đạt chuẩn, thì nguyên nhân thường là do độ phân giải của máy in.

Xem thêm: Cách tăng khả năng nhận diện chính xác mã vạch khi sử dụng ứng dụng đọc mã vạch

Nguồn: barcode-test.com

Người dịch: Leah Trinh

Bản quyền thuộc công ty Beetech.

local_phone arrow_upward