So sánh mã vạch 2D và 1D
Mã vạch đầu tiên được phát minh vào năm 1952 bởi một người đàn ông tên Joseph Woodland. Woodland đã tạo ra một biểu tượng có hình mắt của con bò đực mà máy tính có thể giải mã sau khi biểu tượng đó được quét. Vào thời điểm đó, không có đủ công nghệ để hỗ trợ việc sử dụng loại mã này trên diện rộng nên nó đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, vào năm 1974, George Laurer được giao nhiệm vụ làm cho mã vạch thực tế hơn và cải thiện thiết kế tổng thể. Laurer đã thành công và máy quét mã vạch, cùng với mã vạch sản phẩm đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Kể từ khi thiết kế mã vạch đầu tiên của Woodland được ra đời cho đến nay, hình thức và chức năng của mã vạch đã có nhiều thay đổi. Hiện tại có hai thiết kế mã vạch nổi bật, là mã vạch 1D và 2D, và mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo yêu cầu sử dụng, hai loại mã vạch này có thể phục vụ cho các vai trò khác nhau.
Xem thêm: So sánh máy quét mã vạch laser và máy chụp quét hình ảnh 2D trong quét mã vạch
Mã vạch 1D
Mã vạch 1 chiều (1D) được thể hiện bằng các thanh mã và số màu đen tương đương. Đây là những gì bạn sẽ thường nghĩ đến khi bạn nghe về mã vạch. Mã vạch sản phẩm của Laurer, thường được tìm thấy trong các cửa hàng bán lẻ, là loại mã vạch 1D phổ biến nhất. Chúng chứa một lượng nhỏ dữ liệu mà bạn có thể trích xuất bằng máy quét mã vạch. Theo Barcodes Inc, mã vạch 1D chỉ có thể chứa từ 20-25 ký tự dữ liệu.
Xem thêm: Lịch sử của mã vạch: Một bài học về kỹ thuật số
Ưu điểm chính của mã vạch 1D là giá cả hợp lí. Các máy quét mã vạchdùng để quét mã vạch 1D thường ít tốn kém hơn so với các loại máy quét được mã 2D. Đó là bởi vì quét mã vạch 2D ra đời sau nên do đó đắt hơn. Nếu tổ chức của bạn không cần một lượng lớn dữ liệu trong mã vạch, mã vạch 1D là lựa chọn lý tưởng về giá cả. ưu điểm khác là hiệu suất tổng thể của máy quét mã vạch 1D. Về cơ bản, máy quét 1D hoạt động nhanh hơn, phạm vi quét dài hơn và ánh sáng không liên quan.
Mã vạch 2D
Mã vạch 2D là mã vạch đại diện cho dữ liệu trong một ma trận có các ô tương phản. Mã vạch 2D phổ biến nhất là mã QR, được sử dụng nhiều trong quảng cáo và tiếp thị. Tuy nhiên, mã vạch 2D cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nữa. Không giống như mã vạch 1D, mã vạch 2D có thể chứa dữ liệu theo chiều dọc và chiều ngang, có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn. Theo Barcodes Inc, mã vạch 2D có thể chứa 2000 ký tự trở lên. Loại mã vạch này cũng có thể liên kết đến các trang web, có thể được sử dụng để theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm và hơn thế nữa.
Xem thêm: Mã vạch hoạt động như thế nào?
Một ưu điểm khác là khả năng quét mã vạch từ bất kỳ hướng nào. Điều này làm cho việc quét nhanh hơn và hiệu quả hơn. Một ưu điểm khác là chỉ cần quét mã vạch một lần để thu thập tất cả thông tin. Mã vạch 2D quét nhiều cùng lúc, nhưng mã vạch 1D yêu cầu nhiều lần quét. Mã vạch 2D đặc biệt phù hợp cho các nhà kho, nơi phải thực hiện hàng trăm lần quét mỗi ngày. Ngoài ra, máy quét 2D có khả năng giảm việc sử dụng các mặt hàng giả, bằng cách cải thiện theo dõi chuỗi cung ứng. Mã vạch 2D có thể chứa nhiều thông tin hơn mã vạch 1D, nên sản phẩm khó bị làm giả hơn.
Nguồn: www.clearspider.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.