Làm cách nào mà công nghệ mã vạch có thể cải thiện độ chính xác trong y tế

Theo giám đốc điều hành tại công ty tài sản thông minh Zebra (asset intelligence company), mã vạch đã mở rộng ra ngoài việc sử dụng bán lẻ truyền thống vào các thị trường mới với độ chính xác được cải thiện và ít lỗi hơn trong ngành chăm sóc sức khỏe.

“Mã vạch của Phần Lan gần như hoàn toàn phổ biến trong thời đại ngày nay – công nghệ quét mã vạch hiệu quả về chi phí và lưu trữ được thông tin đa dạng còn trở nên ấn tượng hơn kể từ khi mã vạch 2D ra đời”, Wayne Harper, Zebra giám đốc công nghệ làm việc hơn 3 năm tại khu vực APAC cho biết.

Xem thêm: Thử nghiệm thuốc trở nên dễ dàng với mã vạch DNA

“Với các bệnh viện thường xuyên phụ thuộc vào tài trợ của chính phủ, việc nâng cấp trang thiết bị thường bị vượt quá mức tài chính cho phép, nhưng mong muốn đổi mới công nghệ kỹ thuật số vẫn luôn còn đó.”

Theo Harper, mã vạch đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả về chi phí trong việc áp dụng cải tiến kỹ thuật số vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tác động đến lợi nhuận của nhà cung cấp.

“Trung tâm Y tế Đại học Gdansk & Trung tâm Y học xâm lấn đã áp dụng mã vạch ID thông qua Zebra và ước tính 20% chi phí đã được cắt giảm nhờ các quy trình được cải thiện và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm hiệu quả hơn”, ông nói thêm.

Đối với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tính chính xác của hồ sơ là rất quan trọng và cách tiếp cận dựa trên mã vạch và kỹ thuật số sẽ loại bỏ nhiều lỗi sai do ghi bằng tay, Harper nói.

Công nghệ mã vạch cũng có thể được sử dụng trong các buồng sinh đẻ để ghép cặp mẹ với trẻ sơ sinh, làm giảm khả năng trẻ bị trộn lẫn, ông nói. Hơn nữa, mã vạch có thể được in trên nhãn y tế, để giúp nhãn dễ đọc và không bị hư hỏng như khi được viết tay.

“Với các giải pháp in di động Zebra, các tài liệu có thể được in ra ngay trước mắt bệnh nhân, loại bỏ các nguy cơ xác định sai và tiết kiệm thời gian quý báu”, Harper nói.

Xem thêm: Vai trò của công nghệ mã vạch trong y tế

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 400 ca trộn lẫn giữa mẹ và con mỗi năm. Hầu hết lỗi này có thể giải quyết dễ dàng- nhưng đã có trường hợp tiêm thuốc không đúng trẻ, đây là một vấn đề nghiêm trọng.

“Mã vạch có thể giúp tránh những tình huống này”

Vòng đeo tay tiên tiến cũng có thể được sử dụng. Vòng này chứa chip RFID cho phép các bà mẹ tiếp cận được các khu vực độc quyền của bệnh viện và giúp bệnh viện có thể theo dõi khu vực nằm của bệnh nhân, để tiến hành phẫu thuật kịp thời cho mẹ nếu được yêu cầu.

Đảm bảo nhận dạng mẫu chính xác

Lấy máu có thể là một bước rất dễ rủi ro, và tình hình có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn liên tục được yêu cầu xác minh thông tin nhãn mẫu, thường được viết bởi y tá tham gia ca mổ.

Sử dụng công nghệ mã vạch giúp loại bỏ sự không hiệu quả này trong quy trình và đảm bảo rằng bệnh nhân chỉ dành thời gian tối thiểu cần thiết để thủ tục được hoàn thành, theo Harper.

Ngoài ra, nó có thể giúp cải thiện độ chính xác của hồ sơ, giảm khả năng chẩn đoán sai.

Xem thêm: Phương pháp tạo ra mã vạch DNA có độ tin cậy cao hơn

 Một cách mà giúp các cơ sở chăm sóc sức khỏe loại bỏ được khả năng xác định nhầm mẫu là thông qua việc sử dụng máy quét mã vạch và máy in nhỏ gọn, theo ông Harper giải thích. Những công cụ này cho phép ghi nhãn và lập tài liệu mẫu vật ngay tại điểm thu thập – một quy trình hoàn toàn di động.

Dán nhãn các mẫu vật trong tương lai có thể bao gồm các cảm biến nhiệt độ để đảm bảo rằng mẫu được lưu trữ trong điều kiện tối ưu hoặc thẻ RFID để cho phép nhận biết vị trí của các mẫu được di chuyển giữa các cơ sở, ông nói. Việc sử dụng mã vạch trong ngành y tế không chỉ là loại bỏ việc dán nhãn thủ công. Theo Harper, nó còn là việc đảm bảo độ chính xác của hồ sơ, tối đa hóa hiệu quả của quá trình và cải thiện kết quả của bệnh nhân.

Nguồn: www.iothub.com.au

Người dịch: Leah Trinh

Bản quyền thuộc công ty Beetech.

local_phone arrow_upward