Tin mới
Mã vạch hoạt động như thế nào?
Mã vạch có ở khắp mọi nơi – từ chất tẩy rửa bạn mua trong cửa hàng, đến những cuốn sách bạn mượn từ thư viện hay thậm chí cả giấy phép lái xe (thường ở mặt sau). Mặc dù chúng ta đã quen với việc nhìn thấy mã vạch hàng ngày, nhưng có vẻ như vẫn không có nhiều người biết được cách thức hoạt động của mã vạch và tại sao nó giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Dưới đây là những lí do cho thấy sử dụng mã vạch giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
1. Kiểm kê hàng hóa:
Sử dụng mã vạch để theo dõi hàng tồn kho giúp doanh nghiệp biết được hiện tại các mặt hàng ở vị trí nào số lượng còn lại trong kho là bao nhiêu. Một hệ thống theo dõi hàng tồn kho cơ bản thường bao gồm phần mềm và máy quét mã vạch hoặc máy tính di động. Các mặt hàng tồn kho (như mặt hàng bạn bán, vật tư hoặc nguyên liệu thô) đều sẽ có nhãn mã vạch, vì vậy khi bạn xóa một mặt hàng khỏi kho, bạn chỉ cần quét mã vạch để giảm số lượng mặt hàng đó về 0 trong phần mềm theo dõi hàng tồn kho của bạn, thay vì phải nhập trong một SKU.
Xem thêm: Làm thế nào để lựa chọn công nghệ mã vạch phù hợp với hệ thống kiểm kê?
3 mẹo theo dõi kho hàng bằng mã vạch
2. Gắn thẻ mã vạch vào tài sản của bạn.
Bất kỳ doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ, đều có các vật tư CNTT và các vật tư cố định như máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy chiếu, phần mềm và những công cụ. Để giúp các nhân viên CNTT tiết kiệm thời gian, bạn nên xem xét triển khai hệ thống theo dõi hàng tồn kho, bao gồm phần mềm và máy quét mã vạch hoặc máy tính di động. Nhãn mã vạchđược gắn vào mỗi vật tư, và chỉ cần quét là có thể kiểm tra các vật tư trong hoặc ngoài phần mềm theo dõi mặt hàng của bạn. Nó là một cách tuyệt vời để cải thiện trách nhiệm quản lí và làm cho kiểm toán dễ dàng hơn nhiều.
3. Tạo một danh sách các mặt hàng.
Các mặt hàng nhỏ như ốc vít hoặc đinh, hoặc các mặt hàng tạp hóa dễ hỏng như trái cây và rau quả là những mặt hàng khó dán nhãn mã vạch. Vì vậy, để không làm chậm quá trình thanh toán, bạn hãy tạo một danh sánh các mặt hàng. Danh sách này bao gồm tên mặt hàng và mã vạch tương ứng -Như vậy, khi khách hàng thanh toán mặt hàng đó, bạn chỉ cần tìm tên mặt hàng trong danh sách và sau đó quét mã vạch như bình thường.
Xem thêm: 10 lời khuyên giúp bạn đảm bảo áp dụng mã vạch thành công
4. Sử dụng mã vạch trong Mail Merge.
Nếu công ty của bạn đang tổ chức một sự kiện, bạn có thể thêm mã vạch vào thẻ RSVP (thẻ yêu cầu phản hồi) để có nắm được ai đã trả lời – mà không cần phải cố gắng dịch thư phản hồi viết tay.
5. Thêm mã vạch vào hóa đơn.
Bạn nên tạo mã vạch cho từng khách hàng hoặc từng hóa đơn riêng lẻ để khi thanh toán, có thể dễ dàng xác định tài khoản khách hàng hoặc số hóa đơn. Điều này sẽ giúp tránh được các sự cố như thanh toán nhầm tài khoản khách hàng hoặc nhầm hóa đơn.
Nguồn: www.waspbarcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.