Các giám đốc điều hành đã và đang nhận ra lợi ích của việc dán nhãn
Khi các doanh nghiệp mở rộng phạm vi của họ trên chuỗi cung ứng toàn cầu, việc dán nhãn đã trở nên cần thiết hơn, liên quan đến nhiều bộ phận và đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn. Ngoài ra, rõ ràng là việc ghi nhãn đã trở nên phức tạp hơn do lượng khách hàng tăng lên cùng với những yêu cầu tuân thủ pháp luật. Tất cả những điều này, cùng với việc ngày càng có nhiều sự công nhận từ các nhà phân tích nổi tiếng như Gartner và IDC đã dẫn đến việc các nhà điều hành hàng đầu trên thế giới nhận thức rõ hơn về việc triển khai dán nhãn và tác động của của nó đến các doanh nghiệp. Chẳng hạn, năm nay IDC đã phát hành nghiên cứu MarketScape đầu tiên về ghi nhãn doanh nghiệp. Nghiên cứu này đánh giá khả năng và chiến lược kinh doanh của các nhà cung cấp. Báo cáo cho thấy các công ty nhận ra Ghi nhãn doanh nghiệp là một hoạt động giúp mở rộng kiễn trúc ứng dụng chuỗi cung ứng vì nó làm cải thiên hoạt động của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, ghi nhãn có thể có tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty vì nó giúp giảm chi phí bảo trì, tránh bị phạt do không tuân thủ luật và tránh được tình trạng chuỗi cung ứng gặp gián đoạn. Đây chỉ là vài lý do giải thích vì sao nhiều giám đốc điều hành có tầm nhìn đang quan tâm nhiều hơn đến chiến lược dán nhãn cho công ty của họ. Thêm nữa, một cuộc khảo sát mới đây chỉ ra rằng 89% giám đốc điều hành xem việc dán nhãn một chiến lược quan trọng.
Ghi nhãn tác động đến kết quả kinh doanh
Ghi nhãn luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng, nhưng rất hay bị bỏ qua trong chiến lược chuỗi cung ứng của công ty. Thực tế, ghi nhãn đóng vai trò thiết yếu và tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động, mức độ tuân thủ pháp luật và sự hài lòng của khách hàng. Đây là lý do tại sao các giám đốc điều hành hàng đầu bắt đầu nhận ra được tác động không thể phủ nhận mà việc dán nhãn mang lại cho kết quả kinh doanh của công ty. Ghi nhãn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể, như chi phí đầu tư, chi phí cho CNTT và loại bỏ khả năng phải nộp tiền phạt do vi phạm qui định. Ngoài ra, việc áp dụng ghi nhãn cho các đối tác và nhà cung ứng công ty có thể tối đa hóa hiệu quả của chuỗi cung ứng cũng như tránh phải dán lại nhãn gây tốn kém tiền bạc.
Số lượng stakeholder tăng lên đòi hỏi tầm nhìn rộng hơn
Với số lượng các stakeholder tham gia vào hoạt động dán nhãn ngày càng tăng, việc chú ý hơn nữa đến ghi nhãn là rất quan trọng nếu muốn giải quyết và quản lí hiệu quả hơn những yêu cầu đang tăng lên. Đây là lý do tại sao các công ty ngày nay đang chuẩn hóa các công nghệ ghi nhãn để đơn giản hóa và tự động hóa các quy trình, bên cạnh đó, cũng đây mạnh hợp tác giữa các nhóm nhân viên. Khi sự tham gia trên toàn công ty tăng lên, điều này đòi hỏi sự chú ý nhiều hơn từ các giám đốc điều hành, cần phải coi trọng hơn nữa đến hoạt động ghi nhãn, thông qua mức độ phân tích và báo cáo thường xuyên. Giải pháp ghi nhãn doanh nghiệp cho phép các bộ phận công ty và các bên liên quan có thể làm việc mà không lo trái với qui định, đồng thời, cũng cung cấp tiềm năng kinh doanh thông minh. Dữ liệu thời gian thực về tình trạng của các hoạt động ghi nhãn giúp các giám đốc điều hành có thể tận dụng các phân tích để được nắm được thông tin tốt hơn, thúc đẩy nhiều cải thiện hơn nữa và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ghi nhãn dễ dàng
Những giám đốc điều hành có tầm nhìn hiểu rằng nếu họ tiếp tục mở rộng doanh nghiệp ra quốc tế, điều quan trọng là họ cần phải linh hoạt trong việc mở rộng tất cả khía cạnh – bao gồm cả ghi nhãn – để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh mới. Cho dù là mở thêm địa điểm kinh doanh, vươn rộng sang các khu vực mới, tăng số lượng tem in hoặc sản xuất sản phẩm mới, thì việc mà các công ty luôn cần làm là mở rộng quy trình ghi nhãn, cho phép tất cả người dùng truy cập được dữ liệu chính xác và nhất quán để tuân thủ các tiêu chuẩn của công ty. Ngay cả khi triển khai các giải pháp theo hướng phân bổ, trọng tâm là cần phải tiếp tục duy trì việc tận dụng tối đa các nguồn dữ liệu, nội dung và cấu hình trên các trang web. Phương pháp phân bổ này rất cần thiết để xử lý những vấn đề về cơ sở hạ tầng toàn cầu, giúp các công ty tránh được sự cố ngừng hoạt động và các vấn đề về kết nối, đồng thời cung cấp tính sẵn sàng cao, chuyển đổi dự phòng và khả năng khắc phục sự cố. Tiêu chuẩn hóa về Giải pháp ghi nhãn doanh nghiệp cho phép các công ty loại bỏ được những nỗ lực không cần thiết. Bằng cách tập trung kiểm soát việc ghi nhãn toàn cầu, các công ty có thể trao quyền kiểm soát cho các cơ sở khác trên thế giới, cũng như các nhà cung cấp, người bán và đối tác bên ngoài để họ có thể sử dụng nhãn và dữ liệu đạt tiêu chuẩn và được phê chuẩn, đồng thời doanh nghiệp cũng dễ dàng mở rộng quy mô khi tổ chức phát triển. Dán nhãn cho phép các doanh nghiệp xác định, phân loại, vận chuyển, định vị và theo dõi hàng hóa, tiến độ của hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Rõ ràng rằng việc dán nhãn tác động đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu được vai trò quan trọng của việc dán nhãn, các công ty có thể tăng hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí để theo kịp với bối cảnh chuỗi cung ứng năng động, đa chiều như hiện nay. Đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo áp dụng việc ghi nhãn và xem xét đó như là một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong thị trường của họ.
Nguồn: https://barcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.