3 mẹo theo dõi kho hàng bằng mã vạch
Theo dõi hàng tồn kho là rất quan trọng đối với rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là ngành bán lẻ.
Một doanh nghiệp nhỏ lẻ có thể sử dụng theo dõi hàng tồn kho để ngăn ngừa tổn thất thiết bị so với tổn thất tài chính trực tiếp. Vì vậy, nếu bạn nghĩ đến việc triển khai một hệ thống theo dõi hàng tồn kho để giúp giảm bớt các vấn đề như vậy, có một số cân nhắc cơ bản.
Bạn mong muốn điều gì?
Đối với ngành bán lẻ, lợi ích của việc có một hệ thống theo dõi hàng tồn kho, đặc biệt là hệ thống có mã vạch là vấn đề trọng tâm và thiết yếu. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn là một giám đốc CNTT hoặc CIO tại một tổ chức không bán lẻ. Vẫn sẽ có những lợi thế theo dõi hàng hóa cho bạn.
Đầu tiên, hãy ngồi xuống với các bên liên quan để tìm ra những tính năng nào sẽ quan trọng? Đừng làm theo lối cũ lạc hậu và tìm một hệ thống sau đó mới tìm ra cách bạn có thể áp dụng các tính năng của nó. Thay vào đó, hãy tìm ra những vấn đề bạn gặp phải và cách bạn muốn giải quyết nó. Sau đó, đảm bảo các nhà cung cấp mà bạn định hợp tác có thể giải quyết những vấn đề đó. Bạn cũng nên tìm hiểu xem bạn có cần tích hợp vào bất kỳ hệ thống hiện có không. Ví dụ: nếu bạn sử dụng máy quét mã vạch mới, cân nhắc xem máy đó có hoạt động tốt với phần mềm mà bạn đang dùng và muốn giữ lại không.
Nếu bạn định sử dụng mã vạch, thì việc lựa chọn loại mã vạch phụ thuộc vào số lượng data mà bạn cần. Tuy nhiên, đừng quên rằng việc hiểu được những yêu cầu thực tế cũng rất quan trọng. Ví dụ như mã vạch sẽ được đặt ở đâu trên sản phẩm? Có dễ quét hay không? Yêu cầu của bạn về độ bền của nhãn là gì?- mã vạch có dễ bị trầy xước, cọ xát không, v.v?
Chủ yếu có hai loại mã vạch:
Mã vạch 1D – mã vạch 1D bao gồm các đường thẳng đứng có chiều rộng khác nhau với các khoảng trống riêng tạo ra các mã vạch khác nhau.
Mã vạch 2D – mã vạch 2D có dữ liệu thường được mã hóa theo mẫu hình vuông hoặc hình chữ nhật có hai chiều.
Nói chung, mã vạch 2D có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và hỗ trợ bộ ký tự lớn hơn mã vạch 1D.
Kiểm tra trước khi đưa vào lắp đặt chính thức
Trước khi triển khai toàn bộ hệ thống mã vạch, hãy chắc chắn kiểm tra phần mềm đọc mã và mã vạch của bạn. Đừng để đến đi bắt đầu sử dụng chúng thì bạn mới thấy lỗi. Trong lần đầu tiên sử dụng, có thể bạn sẽ nhận thấy mã vạch bạn chọn không đủ độ bền hoặc phần mềm đọc mã vạch mà không đủ hiệu quả Về phía phần mềm, bạn có thể phát hiện ra bạn muốn có thêm dữ liệu từ mã vạch của mình hoặc sử dụng các loại mã vạch riêng biệt cho các sản phẩm khác nhau.
Bạn có thể sẽ muốn kiểm tra mã vạch cũng như như độ bền của nó. Bước này đặc biệt quan trọng khi quản lí kho. Trong giai đoạn thử nghiệm này, bạn nên hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp. Nó cũng sẽ là một cơ hội để thăm dò họ, để biết được các giải pháp của họ có hiệu quả không và xem liệu họ có thể mở rộng quy mô nếu cần. Bạn cũng có thể biết được hỗ trợ kỹ thuật của họ có tốt hay không, v.v.
Đối với mã vạch, bạn nên kiểm tra tốc độ nhận dạng, độ chính xác khi nhận dạng và tỷ lệ nhận dạng. Vị trí mã vạch, có bao nhiêu mã vạch trên một trang và khoảng cách đều có thể ảnh hưởng đến tốc độ nhận dạng. Độ phân giải, vị trí và lỗi mã vạch đều có thể tác động đến độ chính xác khi nhận dạng. Độ phân giải, độ lệch, đốm trên mã vạch và những lỗi khác đều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nhận dạng.
Cải thiện hiệu suất mã vạch là rất quan trọng. Điều này giúp loại bỏ hoặc giảm bớt nhiều vấn đề đau đầu trong tương lai, chẳng hạn như các sự cố hỗ trợ, tiến trình công việc không trôi chảy, các yếu tố lỗi con người, v.v. Phần mềm đọc mã vạch tinh vi sẽ cung cấp hàng tá cách để cải thiện độ chính xác nhận dạng mã vạch.
Sao lưu
Sẽ không bao giờ là thừa khi sao lưu hệ thống sau khi đã kiểm tra. Việc này không chỉ là để lưu trữ dữ liệu. Bạn chắc rằng sẽ muốn xem xét việc có một hệ thống theo dõi hàng tồn kho dự phòng nếu nghĩ rằng thời gian uptime (thời gian hoạt động không bị gián đoạn) là điều tối quan trọng.
Ngày nay, các giải pháp điện toán đám mây cung cấp nhiều tùy chọn cho các bản sao lưu, cho dù bạn lựa chọn giải pháp đám mây hay là ghép giữa giải pháp thường và đám mây, cũng sẽ không còn giới hạn trong việc lưu và đồng bộ hóa dữ liệu chỉ với một máy chủ cục bộ. Gói sao lưu cũng đóng vai trò quan trọng trong đối với việc truy cập dữ liệu. Nếu bạn muốn truy cập 24/7 và trên bất kỳ thiết bị nào, bạn cần xem xét liệu gói sao lưu có cung cấp giải pháp giúp bạn làm được điều đó không. Thị trường cho các hệ thống theo dõi hàng tồn kho đang phát triển và sử dụng mã vạch cũng vậy. Nếu được triển khai hợp lí, mã vạch có thể ảnh hưởng tích cực đến doanh số và năng suất tại nơi làm việc. Tuy nhiên, mã vạch cũng có thể nhanh chóng biến thành những trải nghiệm tai hại nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, hãy chắc chắn lập kế hoạch, kiểm tra và tìm nhà cung cấp phù hợp để đáp ứng các tiêu chí bạn yêu cầu.
Nguồn: https://barcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.