Tin mới
Nguyên nhân phổ biến nhất khi không quét được mã vạch
Theo John Nachtrieb, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho việc đọc mã vạch thất bại, cụ thể là lỗi mã vạch tuyến tính như hình dưới đây là một nguyên nhân rõ ràng nhất, dễ phát hiện nhất và dễ phòng tránh nhất, và không phải là một trong các tham số ANSI / ISO 15416-1. Mà lỗi đó là vi phạm Quiet Zone (vùng trống).
Lỗi vi phạm vùng trống là lỗi dễ phát hiện và ngăn chặn nhất
Không có tài liệu khoa học nào chứng minh cho khẳng định vi phạm vùng trống là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi mã vạch. Bằng chứng hoàn toàn là câu chuyện thực tế. Ông đã nghe nhiều người làm trong ngành mã vạch phàn nàn về điều đó – cho nên ông tin tưởng vào nguyên nhân đó, và bởi vì chính bản thân ông cũng đã từng trải nghiệm.
Thông thường lỗi do lấn chiếm vùng trống thì không dễ phát hiện, chẳng hạn như trong các mẫu GS1-14 ở trên và bên dưới. Báo cáo xác minh cho thấy mức độ vi phạm là một mô-đun: vùng yên tĩnh đáng lẽ phải có hơn 10 mô-đun trong khi vùng yên tĩnh bên phải rộng 9 mô-đun.
Đây không phải là lỗi thiết kế. Lỗi xảy ra khi máy in đặt quá nhiều lực in vào tấm hình ảnh và khiến một mô-đun lấn sang vùng trống, đó là khi biểu tượng và các thanh mã bị làm rộng ra.
Lỗi mã vạch do vi phạm vùng trống thường gây ra do lơ là, không phải do vấn đề kỹ thuật
Bài học ở đây là mức tối thiểu cho chiều rộng của vùng trống thì được quy định, nhưng không có quy định cho chiều rộng tối đa. Càng rộng càng tốt, vậy không có lí do gì bạn phải tiết kiệm vùng trống khi không gian trống còn thừa.
Hầu hết các lỗi vùng trống không khó phát hiện như vậy, dưới đây là các ví dụ. Đây là những lỗi đơn giản do sự lơ là.
Hầu hết các lỗi cũng hoàn toàn có thể ngăn chặn được dù cho không biết nguyên nhân rõ ràng đi nữa. Trong hầu hết những trường hợp mà Nachtrieb phát hiện rằng vùng yên tĩnh bị xâm phạm, thường vẫn còn đủ chỗ cho vùng trống trên bao bì hoặc nhãn. Không có yếu tố nào khiến mã vạch rơi vào tình trạng vùng trống bị lấn.
Những tiến bộ trong công nghệ quét đã làm cho máy quét có thể quét được những mã vạch vi phạm vùng trống. Vậy tại sao các chỉ định kỹ thuật ANSI / ISO không nới lỏng ra? Các đặc điểm kỹ thuật vẫn giữ nguyên, vì nhiều lý do.
Hiện nay vẫn còn một lượng lớn các máy quét mã vạch rất cũ không quét được mã khi vùng trống quá nhỏ, và hầu hết các vấn đề về vùng trống không phải do không gian hạn chế, vậy tại sao phải thay đối chỉ định kỹ thuật?
Một số mã vạch vi phạm lỗi vùng trống vẫn có thể quét được vì không thuộc ANSI / ISO 15416-1, mà là một nhân tố trong xác minh truyền thống. Chẳng phải rằng thông số kỹ thuật ANSI / ISO đã thay thế tốt hơn thông số kỹ thuật truyền thống cũ?
Xác minh truyền thống chưa bao giờ thực sự là một đặc điểm kỹ thuật vì nó chưa bao giờ kết hợp một giao thức thử nghiệm mà mọi người đều đồng ý. Và bên cạnh tất cả những điều đó, nếu có một thuộc tính của chất lượng mã vạch ảnh hưởng đến hiệu suất mã vạch, liệu có đủ lý do để chú ý đúng mức?
Về John Nachtrieb và Barcode-Test
Là một cựu chiến binh 30 năm của ngành công nghiệp mã vạch, John Nachtrieb và công ty Barcode- Test cung cấp các giải pháp cho những vấn đề về chất lượng mã vạch. Ông hỗ trợ các nhà quản lý sản phẩm, người dùng máy in và các nhà cung cấp bằng cách quản lý rủi ro liên quan đến mã vạch và giúp cho mã vạch ở trong tình trạng nguyên vẹn trong thời gian dài. Bạn có thể tìm thêm các bài viết của ông ấy về chất lượng mã vạch tại trang Blog của Barcode-Test.
Nguồn: https://barcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.