Mẹo hay
6 điều cần xem xét khi lựa chọn máy in mã vạch
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy in mã vạch, nên việc chọn lựa đối khi có thể khiến bạn lúng túng. May mắn rằng, giờ đây bạn đã có thể dễ dàng tìm được loại máy phù hợp khi bạn thực hiện các bước xem xét dưới đây. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vị lựa chọn của mình và giúp quá trình mua hàng diễn ra đơn giản hơn.
1.Quyết định loại máy in
Máy in mã vạch có bốn loại: máy in để bàn, máy in công nghiệp, máy in di động và máy in chuyên dụng. Lựa chọn tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào khối lượng in trung bình, yêu cầu về tính di động và loại in.
Máy in mã vạch để bàn – Máy in mã vạch để bàn có thể in khoảng 100 đến 500 nhãn mỗi ngày, cho nên loại máy này lý tưởng cho các văn phòng và cửa hàng bán lẻ.
Máy in mã vạch công nghiệp– Với công suất lớn hơn máy in để bàn, máy in công nghiệp có thể sản xuất khoảng 1.500, 3.000 hoặc thậm chí 5.000 nhãn mỗi ngày, tùy thuộc vào kiểu máy. Một số máy in cũng có thể in nhãn rộng tới 8 inch. Những máy in mã vạch này rất hữu ích cho các trung tâm sản xuất và phân phối cũng như cho các nhà bán lẻ lớn.
Máy in di động – Máy in di động cũng in được số lượng mã tương tự như máy in để bàn nhưng không yêu cầu kết phải kết nối với máy tính; tuy nhiên, máy chỉ có thể in được mã rộng 4 inch là tối đa. Máy in di động đặc biệt hữu ích khi phải di chuyển máy in khi in nhãn.
Máy in chuyên dụng– Mặc dù máy in thông thường có thể in được nhãn chuyên dụng, chẳng hạn như vé, dây đeo cổ tay và thẻ, nhưng nếu bạn chỉ cần in một loại nhãn nhất định, máy in mã vạch chuyên dụng là lựa chọn kinh tế và hiệu quả hơn.
2. Hiểu rõ các phương pháp in khác nhau
Máy in mã vạch được cũng được phân loại theo phương pháp in, đó là in nhiệt trực tiếp hay là in truyền nhiệt. Hiểu được sự khác biệt giữa hai loại này là điều cần thiết khi lựa chọn máy in vì nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của mã vạch cho đến chất liệu bạn dùng để in mã.
Máy in nhiệt trực tiếp – Đối với máy in nhiệt trực tiếp, nhiệt từ máy tạo ra hình ảnh trên nhãn. Sử dụng máy in này có một số ưu điểm bao gồm sự đơn giản, không cần đến ribbon và khả năng tạo mã vạch rõ ràng để quét dễ dàng. Tuy nhiên, vì hình ảnh mã vạch có tính tạm thời, máy in nhiệt trực tiếp chỉ phù hợp với các nhãn sẽ được sử dụng không quá 6 tháng.
Máy in truyền nhiệt – Với loại các máy in này, nhiệt truyền hình ảnh từ ribbon sang nhãn. Mã vạch có thể tồn tại đến 20 năm trong điều kiện thường và có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Máy in chuyển nhiệt cũng có thể tạo mã vạch trên các vật liệu khác nhau, bao gồm polypropylen và polyester, và in được màu. Vì máy in chuyển nhiệt có xu hướng đắt hơn các máy in nhiệt trực tiếp, nên bạn tốt nhất chỉ nên chọn loại máy này nếu bạn cần thêm một số tính năng.
3. Xem xét kết nối
Bạn cũng cần quyết định kết nối giữa máy in mã vạch và máy tính. Tất cả các máy in đều có kết nối với USB nhưng nhiều máy cũng có thể đi kèm với Ethernet hoặc WiFi, cho phép tất cả thiết bị kết nối với máy in.
4. Độ phân giải
Độ phân giải là số lượng chấm trên mỗi inch (dpi) mà đầu in có thể tạo ra. Độ phân giải càng cao, chất lượng mã vạch của bạn càng sắc nét.
5. Tính năng bổ sung
Trước khi đặt đơn hàng, bạn luôn luôn phải xem xét những tiện ích bổ sung nào của máy in sẽ có lợi cho doanh nghiệp của bạn. Các tính năng phổ biến bao gồm cắt, tua lại, máy bóc vỏ, nhãn, ribbon, vật tư, thỏa thuận dịch vụ và khả năng tạo nhãn dựa trên công nghệ RFID.
6. Chỉ mua từ các đại lí uy tín
Cuối cùng, bạn nên xem xét nơi mua máy in. Đó là nơi mà người bán phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, có dịch vụ hậu mại và bảo hành tốt, chứ không chỉ đơn giản là cung cấp máy in.
Nguồn: https://barcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.