Những điều bạn cần biết trong tối ưu hóa công nghệ đọc mã vạch (Phần 3)
Vị trí của mã vạch là vị trí thực trên một trang, trên một hộp hoặc một vật nào đó. Việc xem xét yêu cầu của người dùng là rất quan trọng bởi vì nếu mã vạch nằm vị trí dễ xác định thì việc tìm thấy mã vạch sẽ nhanh chóng hơn. Thêm nữa, bạn cũng cần cân nhắc vị trí mã vạch để đảm bảo không đặt mã vạch ở những nơi mã vạch dễ bị hư hại.
Chẳng hạn như với bộ hồ sơ sức khỏe, tránh in mã vạch ở nơi mà người dùng thường ghim với tài liệu khác.
Việc xác định được góc đặt mã vạch sẽ giúp nhận diện mã vạch được nhanh chóng hơn. Bởi vì khi biết chắc mã vạch nằm ở vị trí nào, bạn có thể dùng công cụ đọc mã vạch để đọc đúng khu vực chứa mã vạch đó. Như vậy, máy quét mã sẽ không mất thời gian quét những khu vực không chứa mã.
“Quiet Zone”
Muốn thành công trong quét mã vạch thì điều không thể thiếu đó là phải có một “Quiet Zone”. “Quiet Zone” là một vùng trống hoặc lề ở 2 đầu của mã vạch (phần trống phía trước và sau mã vạch). Phần trống này giúp máy quét mã vạch biết được mã vạch bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu. Tùy vào loại mã mà đặc trưng của vùng trống cũng khác nhau. Thường thì phần trống có độ rộng 1/8 inch (0,3175 cm) là tối thiểu. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định vùng trống cần thiết cho mã vạch. Hãy chắc chắn rằng bạn đặt mã vạch ở những nơi đáp ứng được yêu cầu vùng trống.
Chiều của mã vạch
Đúng như bạn nghĩ, xác định được chiều mã vạch có thể nâng cao được tốc độ đọc, quét mã. Bởi vì phần mềm đọc mã vạch sẽ không phải quét nhiều chiều khác nhau. Chẳng hạn, nếu như bạn chỉ định trong ứng dụng đọc quét mã là mã vạch chỉ nằm ngang, không nằm dọc, thì tốc độ đọc mã sẽ nhanh hơn đáng kể.
Ngoài ra, để cải thiện tốc độ đọc quét mã, bạn cũng nên tránh xử lí mã vạch trước khi quét. Đôi lúc việc này là không tránh khỏi, nhưng không nhất thiết bạn phải làm thẳng lại (de-skew) mã bị lệch hoặc làm rõ nét (smooth) ảnh mã vạch.
Nguồn: https://barcode.com
Người dịch: Leah Trinh
Bản quyền thuộc công ty Beetech.